Tôi muốn dành ra một chút để nói về vấn đề phân chia địa lý ở Trung Quốc vì hiện nay có khá nhiều bạn trẻ có xu hướng chọn Trung Quốc để đi du lịch nhưng lại không tìm hiểu về vấn đề này. Gây ra có khá nhiều sai sót trong việc gọi tên các đơn vị hành chính, mà tôi lại cực kỳ tối kỵ vấn đề này. Vì đơn giản một khi đã yêu mến một đất nước nào đó vì bất kỳ lý do gì thì nên dành thời gian để tìm hiểu về nó. Gọi tên một địa phương, một khu vực, một đất nước chính xác cũng như gọi tên một người một cách chính xác. Chắc hẳn không ai trong chúng ta muốn người khác gọi tên mình sai đâu nhỉ?
Trung Hoa Đại Lục được tạo thành từ nhiều bộ phận gồm: các tỉnh, các khu tự trị, các thành thị, và các khu vực đặc biệt. Trong đó biên giới giáp với Việt Nam là 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.
Bài viết này chủ yếu nói về tỉnh Vân Nam. Tỉnh Vân Nam lại được tạo thành từ 16 đơn vị hành chính nhỏ hơn gồm 8 thành phố và 8 châu tự trị. Và Thành phố Lệ Giang là một trong tám đơn vị thành phố trên.
Trong Thành phố Lệ Giang lại bao gồm 1 quận, 2 huyện và 2 huyện tự trị là:
- Quận Cổ Thành
- Huyện Vĩnh Thắng
- Huyện Hoa Bình
- Huyện tự trị dân tộc Nạp Tây Ngọc Long
- Huyện tự trị dân tộc Di Ninh Lang
Và đa phần mọi người khi đến đây chỉ khám phá 2 khu vực chủ yếu là quận Cổ Thành và huyện tự trị dân tộc Nạp Tây Ngọc Long (có núi Ngọc Long Tuyết Sơn và Bạch Sa cổ trấn) chứ hầu như chưa hề đặt chân đến huyện Vĩnh Thắng, Hoa Bình và Huyện tự trị dân tộc Di Ninh Lang. Cho nên nếu ai từng nghĩ rằng mình đã khám phá hết Lệ Giang thì từ bây giờ nên bỏ suy nghĩ đó đi. Lệ Giang thật sự to lớn hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Nếu xét một cách trực quan bằng số liệu thì chỉ riêng Thành phố Lệ Giang với tổng diện tích là 21,219 km2 tức xấp xỉ với toàn bộ khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam là 23,564 km2. Vấn đề này tạm dừng ở đây, nếu có dịp đề cập trong các phần tới thì mình sẽ bàn luận tiếp.
______________________________________________________
Trong cơn say ngủ tôi bị đánh thức bởi tiếng ồn, những bước chân vội vã và tôi bắt đầu cảm nhận được một chút ánh sáng đầu tiên trên đất Trung Hoa sau một đêm dài trên tàu hỏa để đi từ Thành phố Côn Minh đến Lệ Giang. Tôi khẽ liếc mắt ra bên khung cửa sổ toa tàu, hình ảnh những làng quê hiện ra, những dải ruộng bậc thang đã qua mùa lúa chín chỉ còn đọng lại màu đất đá rêu phong, những ngôi nhà với mái ngói đặc trưng theo kiểu kiến trúc Trung Hoa lấp ló sau những rặng cây. Những hình ảnh bình yên, mộc mạc này làm tôi nhớ lại quê nhà, sao mà lại giống với Tây Bắc, Việt Nam đến thế. Vậy là tôi đã thực sự đến được đây rồi sao!!
______________________________________________________
Trong cơn say ngủ tôi bị đánh thức bởi tiếng ồn, những bước chân vội vã và tôi bắt đầu cảm nhận được một chút ánh sáng đầu tiên trên đất Trung Hoa sau một đêm dài trên tàu hỏa để đi từ Thành phố Côn Minh đến Lệ Giang. Tôi khẽ liếc mắt ra bên khung cửa sổ toa tàu, hình ảnh những làng quê hiện ra, những dải ruộng bậc thang đã qua mùa lúa chín chỉ còn đọng lại màu đất đá rêu phong, những ngôi nhà với mái ngói đặc trưng theo kiểu kiến trúc Trung Hoa lấp ló sau những rặng cây. Những hình ảnh bình yên, mộc mạc này làm tôi nhớ lại quê nhà, sao mà lại giống với Tây Bắc, Việt Nam đến thế. Vậy là tôi đã thực sự đến được đây rồi sao!!
Đoàn tàu còn cách trạm cuối khoảng 30km, trên tàu mọi người đã bắt đầu lục đục kéo nhau thức dậy để đi làm vệ sinh cá nhân. Tôi thì vẫn cứ nằm lì trong chăn không buồn nhúc nhích, do tôi cũng không muốn ra đó để đứng tranh nhau xếp hàng chờ tới lượt mình đánh răng. Vì đằng nào sau khi tới nhà ga tôi cũng sẽ đi thẳng về khách sạn nên tôi quyết định sẽ làm vệ sinh cá nhân sau. Đoàn tàu vẫn cứ lướt đi êm ả, đây là lần đầu tiên tôi trải nghiệm cảm giác đi tàu hỏa là như thế nào, do tôi chưa từng đi tàu hỏa khi ở Việt Nam.
Sẵn tiện tôi cũng giải thích một chút về cái vé tàu hỏa tại Trung Quốc vì các bạn sẽ phải sử dụng phương tiện này khá nhiều để đi lại giữa các nơi trên đất nước này.
- K9692: là số hiệu chuyến tàu, hai bên là nơi xuất phát và nơi đến
- Bên dưới chữ Kunming là ngày/tháng/năm chuyến tàu và kế bên luôn là thời gian xuất phát
- Bên dưới ngày tháng năm là giá vé
- Thông tin bên dưới chữ Lijiang, 07 là số toa tàu các bạn phải lên và 008 là số phòng của bạn.
Tàu chạy rất êm, êm đến mức tối qua khi đang ngồi đọc tin tức bằng điện thoại, tàu đã di chuyển lúc nào tôi cũng không hề hay biết, mãi đến khi nhìn ra ngoài cửa sổ thì đã thấy cảnh vật xung quanh cứ lao vun vút trong tầm mắt. Ngủ trên tàu hỏa khá thoải mái, thoải mái hơn rất nhiều so với ngủ trên xe khách giường nằm mà tôi hay đi, chỉ bị hạn chế mỗi việc là không có ổ cắm điện để sạc pin. Mỗi một gian buồng thì chỉ có một ổ cắm ở bên ngoài, và điện thì rất là yếu, tôi sạc 15 phút mà chỉ được có 6% pin. Và rồi tàu cũng vào bến, khung cảnh nhà ga hiện ra mỗi lúc một gần. Tàu chạy chậm lại nhưng tốc độ tim đập của tôi lại càng tăng lên, tôi khá hồi hộp vì không biết điều gì sẽ chờ đón mình ở bên ngoài kia. Một đất nước mới lạ, một nơi rất xa với quê hương, đây là lần đầu tiên tôi đi xa nhà đến vậy, adrenaline của tôi bị đẩy lên rất cao và tôi háo hức thu dọn đồ đạc và đẩy vali ra hành lang để chuẩn bị xuống tàu.
Sẵn tiện tôi cũng giải thích một chút về cái vé tàu hỏa tại Trung Quốc vì các bạn sẽ phải sử dụng phương tiện này khá nhiều để đi lại giữa các nơi trên đất nước này.
- K9692: là số hiệu chuyến tàu, hai bên là nơi xuất phát và nơi đến
- Bên dưới chữ Kunming là ngày/tháng/năm chuyến tàu và kế bên luôn là thời gian xuất phát
- Bên dưới ngày tháng năm là giá vé
- Thông tin bên dưới chữ Lijiang, 07 là số toa tàu các bạn phải lên và 008 là số phòng của bạn.
Tàu chạy rất êm, êm đến mức tối qua khi đang ngồi đọc tin tức bằng điện thoại, tàu đã di chuyển lúc nào tôi cũng không hề hay biết, mãi đến khi nhìn ra ngoài cửa sổ thì đã thấy cảnh vật xung quanh cứ lao vun vút trong tầm mắt. Ngủ trên tàu hỏa khá thoải mái, thoải mái hơn rất nhiều so với ngủ trên xe khách giường nằm mà tôi hay đi, chỉ bị hạn chế mỗi việc là không có ổ cắm điện để sạc pin. Mỗi một gian buồng thì chỉ có một ổ cắm ở bên ngoài, và điện thì rất là yếu, tôi sạc 15 phút mà chỉ được có 6% pin. Và rồi tàu cũng vào bến, khung cảnh nhà ga hiện ra mỗi lúc một gần. Tàu chạy chậm lại nhưng tốc độ tim đập của tôi lại càng tăng lên, tôi khá hồi hộp vì không biết điều gì sẽ chờ đón mình ở bên ngoài kia. Một đất nước mới lạ, một nơi rất xa với quê hương, đây là lần đầu tiên tôi đi xa nhà đến vậy, adrenaline của tôi bị đẩy lên rất cao và tôi háo hức thu dọn đồ đạc và đẩy vali ra hành lang để chuẩn bị xuống tàu.
Tôi náo nức đẩy thật nhanh vali để ra ngoài vì tôi tò mò một cách thèm khát hít thở bầu không khí mới lạ nơi xứ người. Tôi muốn nếm thử xem nó có khác gì ở Việt Nam không. Vừa bước ra khỏi tàu, một luồng không khí lạnh bao trùm tràn ngập khắp cơ thể tôi, cảm giác như từng cơn lạnh bắt đầu len lỏi qua các lớp quần áo để thấm vào da thịt, hơi thở tôi giờ đây kèm theo làn khói, một trải nghiệm thật thú vị. Những điều mà đó giờ tôi chỉ thấy trên phim thì giờ đây tôi được trải nghiệm một cách sống động nhất. Đi dọc lối đi cho hành khách tiến thẳng ra cổng. Tôi đi thẳng đến bãi đậu xe của taxi để đón xe về khách sạn. Ra đến nơi thì tôi thấy có 2 loại xe, một kiểu là xe 4 chỗ như taxi thông thường, và 1 loại là xe 7 chỗ có màu xanh dương đặc trưng. Sẵn tiện nói một chút về lĩnh vực taxi, ở Vân Nam nói chung và Lệ Giang nói riêng, xe taxi đều chỉ là xe 4 chỗ, trong 7 ngày ngao du Vân Nam tôi chưa hề thấy một chiếc taxi 7 chỗ nào. Và theo tôi đoán thì ở đây hãng taxi được tài trợ bởi ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank), vì tất cả các xe đều y như nhau, nội thất như nhau, và được bọc vải có logo, tên gọi và màu xanh đặc trưng của ngân hàng này. Một điều lý thú nữa là 100% các xe taxi đều sử dụng dòng xe của Volkswagen.
Đời xe thì tuy cũ kỹ, nhưng với một người sử dụng phương tiện taxi hầu như mỗi ngày ở Việt Nam thì tôi lại khá thích hệ thống taxi ở Lệ Giang ở một số điểm sau, đầu tiên là rất phổ biến, taxi chạy đầy đường và hầu như không cần phải gọi lên tổng đài đặt xe. Thứ 2, thuận tiện cho người sử dụng, trên nắp thân xe có tín hiệu đèn xanh hoặc đỏ tương ứng với xe đó không có khách hoặc đang có khách. Thứ 3, giá cả cũng khá hợp lý, có thể nói là khá rẻ so với giá taxi ở Việt Nam, mặc dù giá mở cửa là 8 yuan (27.000 VNĐ) là hơi mắc so với giá mở cửa của taxi ở Việt Nam chỉ 5.000 VNĐ (Mai Linh), nhưng khi đi đường dài thì chi phí sẽ lại thấp hơn. Khi sử dụng phương tiện taxi ở Lệ Giang, các bạn không cần phải bận tâm chuyện mắc hay rẻ vì giá tiền sẽ được tính theo contermeter. Do có tham khảo giá cả trước nên tôi ước chứng từ ga tàu hỏa về khách sạn (hoặc khu vực gần cổ trấn Đại Nghiên) rơi vào tầm 30 yuan/1 chiều. Trong lòng yên chí là sẽ đi taxi rồi, nhưng sự đời lại sắp xếp tôi gặp một quý bà nhìn bề ngoài ăn mặc xuề xòa, không được đẹp mắt lắm nhưng trang phục lại rất hữu ích với cái thời tiết trên dưới 2 độ C này. Bà này tiến tới gần và xổ một tràng tiếng Trung Quốc với tôi mà chẳng màng tôi có hiểu hay không. Và đây cũng là tình trạng kéo dài của tôi tới tận ngày về vì dân Việt Nam mình nhìn bên ngoài thì hầu như không khác người Trung Quốc là mấy. Nên họ sẽ nghĩ mình là người Trung Quốc và thoải mái mời mọc các kiểu. Tôi hiểu bà này là người dắt mối cho những chiếc xe 7 chỗ màu xanh dương ngoài kia. Tôi liền hỏi về giá cả ra sao, thì không ngờ giá cũng không cao hơn taxi là bao nhiêu, nhưng lại là xe 7 chỗ, rộng rãi, cao thoáng hơn nên tôi cũng vui lòng chấp nhận mức giá đó. Vì là xe dịch vụ nên tôi phải ngồi đợi thêm vài người nữa cho đủ số người thì xe mới chạy. Do đợt tàu vừa đến nên số người có nhu cầu đi vào trung tâm thành phố cũng đông nên tôi không phải đợi lâu lắm. Tầm 5 phút thì xe đầy, đi chung hầu hết là người Trung Quốc ở các tỉnh khác đến du lịch. Đối với họ, Lệ Giang là một nơi du lịch trong nước khá phổ biến giống như người Việt mình thích đi lên Đà Lạt chơi vậy. Xe lăn bánh, vì còn rất sớm nên đường phố khá vắng, ở đây taxi không cần bật điều hòa vì chỉ cần hạ nhỏ cửa kính xuống thì bạn còn thấy lạnh hơn là mở máy lạnh. Mọi người có vẻ cảm thấy lạnh nên ai cũng kéo cửa kính lên, trùm khăn trùm mặt, đội nón, mang bao tay đủ kiểu nhưng với một người sống ở vùng nhiệt đới quanh năm nóng bức, tôi yêu cái lạnh một cách kỳ lạ và tôi phải thừa nhận tôi chịu lạnh giỏi hơn chịu nóng, tôi vẫn thích hạ kính cửa sổ xuống để tận hưởng cái lạnh ùa vào theo cơn gió. Hít lấy một hơi và cảm nhận hơi lạnh tràn vào phổi, thật là một cảm giác không biết phải diễn tả thế nào.
Bác tài lần lượt đưa mọi người về tận nhà, và tôi là người cuối cùng. Tôi cũng không bận tâm lắm vì dù sao cũng chưa đến giờ check in khách sạn, ngược lại tôi rất thích điều đó vì có dịp được đưa đi vòng quanh thành phố, đi các con đường mới lạ, tôi ngắm nhìn một cách say sưa từng căn nhà, từng bảng hiệu, hàng quán, lề đường, cây xanh, con người..... tất tần tật mọi thứ đều có sức hút với tôi. Và rồi xe dừng lại trước một cánh cổng lớn, nơi đây làm tôi liên tưởng nhiều nhất đến khu Phú Mỹ Hưng, Quận 7 ở Sài Gòn. Vì nó là một khu biệt lập, có cổng vào riêng, có chốt bảo vệ canh phòng, trên cao có một bảng hiệu mà tôi đoán là tên của khu dân cư này. Về sau có nhờ một đứa em dịch ra thì mới biết nó có tên là VỊNH CẢNH LỆ. Và nơi tôi chọn để lưu trú trong những ngày ở Lệ Giang là Mama Naxi Hotel. Đây thực chất chỉ là một ngôi nhà nằm bên trong khu dân cư này nhưng đã được người chủ thiết kế để sử dụng cho mục đích kinh doanh cho thuê phòng. Nơi này không lớn, nhưng ấm cúng, vừa vặn và đối với tôi thì nó khá đầy đủ tiện nghi.
Bà chủ nơi đây rất hiếu khách và một ưu điểm là bà nói tiếng Anh rất tốt. Và quả thực điều này giúp ích cho tôi trong rất nhiều trường hợp. Người dân ở đây không biết sử dụng tiếng Anh, vì từ khi đi học họ chỉ được dạy tiếng Trung giản thể và một số ngôn ngữ địa phương của dân tộc họ chứ không được học tiếng Anh. Nên về vấn đề giao tiếp tôi đều phải sử dụng phần mềm dịch hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể. May mắn là tôi có sẵn phòng để nhận ngay mà không cần phải đợi đến trưa. Thanh toán trong tiền phòng cho số ngày lưu trú và cất đồ đạc. Tôi chính thức bắt đầu hành trình khám phá của mình tại mảnh đất Vân Nam được mệnh danh là Vương Phong Tuyệt Sắc bậc nhất Trung Hoa.
(hết phần 2)
Bà chủ nơi đây rất hiếu khách và một ưu điểm là bà nói tiếng Anh rất tốt. Và quả thực điều này giúp ích cho tôi trong rất nhiều trường hợp. Người dân ở đây không biết sử dụng tiếng Anh, vì từ khi đi học họ chỉ được dạy tiếng Trung giản thể và một số ngôn ngữ địa phương của dân tộc họ chứ không được học tiếng Anh. Nên về vấn đề giao tiếp tôi đều phải sử dụng phần mềm dịch hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể. May mắn là tôi có sẵn phòng để nhận ngay mà không cần phải đợi đến trưa. Thanh toán trong tiền phòng cho số ngày lưu trú và cất đồ đạc. Tôi chính thức bắt đầu hành trình khám phá của mình tại mảnh đất Vân Nam được mệnh danh là Vương Phong Tuyệt Sắc bậc nhất Trung Hoa.
(hết phần 2)
0 nhận xét: