Một mẹo cho các bạn muốn săn mặt trời ở Côn Đảo do là do địa thế của Côn Đảo được bao bọc hoàn toàn bởi biển Đông
cho nên các bạn muốn đón bình minh hoặc hoàng hôn đẹp thì phải chọn đúng vị trí mặt trời mọc và lặn để ngắm. Chẳng hạn như muốn đón bình minh thì thì phải lựa những bãi bên bờ đông của đảo như bãi Dong, bãi An Hải, mũi Cá Mập, bãi Nhát – đỉnh tình yêu để phóng tầm mắt ngắm nhìn Vịnh Côn Sơn, hòn Bảy Cạnh. Còn đón hoàng hôn thì đẹp nhất là bãi Ông Đụng hoặc bãi Đầm Trầu.
cho nên các bạn muốn đón bình minh hoặc hoàng hôn đẹp thì phải chọn đúng vị trí mặt trời mọc và lặn để ngắm. Chẳng hạn như muốn đón bình minh thì thì phải lựa những bãi bên bờ đông của đảo như bãi Dong, bãi An Hải, mũi Cá Mập, bãi Nhát – đỉnh tình yêu để phóng tầm mắt ngắm nhìn Vịnh Côn Sơn, hòn Bảy Cạnh. Còn đón hoàng hôn thì đẹp nhất là bãi Ông Đụng hoặc bãi Đầm Trầu.
Đường Bến Đầm - con đường ven biển phía Nam Đảo hướng về cảng Bến Đầm và bãi Nhát.
Đỉnh tình yêu – bãi nhát – mũi Cá Mập nằm cùng 1 hướng nên có thể sắp xếp để đi cùng cả 3 nơi. Từ trung tâm thị trấn đi đường Bến Đầm theo hướng quay ra lại cảng Bến Đầm khoảng 10km là tới. Một lưu ý khi chạy xe máy trên 2 con đường ven biển trên đảo là đường Bến Đầm và đường Cỏ Ống là vì đường rất vắng nhưng đừng phi bạt mạng. Do đảo còn khá hoang sơ nên lâu lâu vài bầy khỉ ùa ra giữa đường là chuyện bình thường, cứ bấm kèn để tụi nó né ra và chạy vừa đủ để còn xử lý nếu không muốn xòe bánh.
Ánh hồng bình minh trên đỉnh Tình Yêu - Côn Đảo
Bờ bắc đảo là các cụm tham quan như mộ hoàng tử Cải – bãi Đầm Trầu – bãi Dong – vịnh Đầm Tre, riêng vịnh Đầm Tre thì phải trekking băng qua rừng quốc gia Côn Đảo mà tôi sẽ nói chi tiết ở phần sau, sân bay Côn Sơn cũng nằm ở đây. Riêng bãi biển Đất Dốc thì nó thuộc khu vực của resort Six Sense nên tôi không có vào.
Đường Cỏ Ống - con đường ven biển phía Bắc Đảo
Hiện nay thì đường vào mộ Hoàng Tử Cải và đi thẳng ra bãi Đầm Trầu đẹp và thuận tiện hơn rất nhiều vì người ta đang thi công mở rộng con đường cũ (ngã 3 Đầm Trầu) thành 15m dẫn trực tiếp từ đường Cỏ Ống. Nếu đi ngang mộ hoàng tử Cải thì nên vào thắp nén nhang cầu bình an. Miếu thờ nằm ở phía trước còn mộ cậu Cải nằm ngay phía sau ngôi miếu. Nếu có thời gian thì các bạn nên tìm hiểu về sự tích bà Phi Yến và hoàng tử Cải (đây là 2 mẹ con) cũng khá hay. Đi tới đâu thì cũng nên bỏ thời gian để tìm hiểu về lịch sử nơi đó, nhất là đối với Côn Đảo – hòn đảo tâm linh nhất Việt Nam.
An Sơn Miếu - miếu thờ Bà Phi Yến
Mộ hoàng tử Cải
Từ mộ cậu Cải đi tiếp khoảng 400m là đến bãi Đầm Trầu. Ngày xưa thì bãi đầm trầu buôn bán nhộn nhịp hơn, nhiều hàng quán của tư nhân, nhưng hôm mình tới thì thấy khá là bất ngờ vì bãi biển rất vắng, theo lời kể của 1 cô bán tàu hủ ở đây thì kể từ khi nhà nước cho thi công con đường mới thì người ta không cho buôn bán dạo ở đây nữa, có vẻ như bãi này cũng sắp lọt vào tay 1 thằng resort nào đó rồi (tin không chính thức). Cũng do vị trí nó đẹp quá mà, cách sân bay chưa đầy 2km.
Bãi Đầm Trầu
Điểm tiếp theo là Vịnh Đầm Tre. Đây là nơi tôi cũng đắn đo rất nhiều vì tính không đi. Do có quá ít thông tin tham khảo trên mạng vì rất ít người đi tới điểm này. Nhưng cuối cùng cũng quất luôn. 1 tip cực kỳ quan trọng sẽ giúp các bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức nếu muốn đi ra tới vịnh Đầm Tre đó là phải đi vào buổi sáng. Tốt nhất là từ 8-9h sáng, lúc này thủy triều xuống nên bãi Dong hiện ra 1 bờ cát trắng rộng trải dài hơn 2,3km nối liền từ khu resort Poulo Condor Boutique cho tới qua khỏi đường băng sân bay Côn Sơn và tới lối mòn đi vào khu rừng quốc gia. Để xuống được bãi Dong thì các bạn chạy xe máy xuống 1 con đường mòn kế bên khu resort, chạy khoảng 500m là sẽ ra được tới bờ biển. Sau đó rẽ phải và cứ phi thẳng 1 mạch trên bờ cát trắng, đi hết bãi Dong là sẽ thấy tấm bảng chỉ lối vào rừng quốc gia. Nếu các bạn đi vào buổi chiều thì thủy triều dâng lên 3,5m thì sẽ không còn đường xe chạy. Muốn đi tiếp thì phải để xe lại ngay chỗ con đường mòn và đi bộ hết bãi biển (2,3km đi bộ giữa cái nắng gắt thì cũng chua đấy =)).
Tới chỗ lối vào rừng thì để xe ở đó chã mất đâu. Cứ theo lối mòn mà đi, vì đây là con đường được bộ đội biên phòng và cơ quan kiểm lâm làm dẫn thẳng ra vịnh nên tỷ lệ lạc đường gần như không thể nào xảy ra trừ khi bạn muốn tự mình khai phá ra con đường mới. Trekking nhẹ tầm 45 phút là ra tới đồn kiểm lâm thì các bạn cứ đi thẳng vào đó, nói là đi tham quan vịnh Đầm Tre thì người ta bán vé cho. Giá vé là 60.000VNĐ/vé với thời gian tham quan 12 tiếng. Nhưng mà đi loanh quanh tầm 30 phút là thấy xong rồi ^^. Sau đó thì với những bạn muốn cắm trại qua đêm tại vịnh thì ở lại đó luôn. Còn nếu muốn quay về lại thị trấn như tôi thì bắt buộc các bạn phải về trước 12h trưa. Vì 14h là mực nước dâng lên 2-2,5m và tới 15h thì mực nước dâng khoảng 3,5m thì lúc đó xe không thể chạy được nữa.
Điểm tiếp theo là Vịnh Đầm Tre. Đây là nơi tôi cũng đắn đo rất nhiều vì tính không đi. Do có quá ít thông tin tham khảo trên mạng vì rất ít người đi tới điểm này. Nhưng cuối cùng cũng quất luôn. 1 tip cực kỳ quan trọng sẽ giúp các bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức nếu muốn đi ra tới vịnh Đầm Tre đó là phải đi vào buổi sáng. Tốt nhất là từ 8-9h sáng, lúc này thủy triều xuống nên bãi Dong hiện ra 1 bờ cát trắng rộng trải dài hơn 2,3km nối liền từ khu resort Poulo Condor Boutique cho tới qua khỏi đường băng sân bay Côn Sơn và tới lối mòn đi vào khu rừng quốc gia. Để xuống được bãi Dong thì các bạn chạy xe máy xuống 1 con đường mòn kế bên khu resort, chạy khoảng 500m là sẽ ra được tới bờ biển. Sau đó rẽ phải và cứ phi thẳng 1 mạch trên bờ cát trắng, đi hết bãi Dong là sẽ thấy tấm bảng chỉ lối vào rừng quốc gia. Nếu các bạn đi vào buổi chiều thì thủy triều dâng lên 3,5m thì sẽ không còn đường xe chạy. Muốn đi tiếp thì phải để xe lại ngay chỗ con đường mòn và đi bộ hết bãi biển (2,3km đi bộ giữa cái nắng gắt thì cũng chua đấy =)).
Bãi Dong
Tới chỗ lối vào rừng thì để xe ở đó chã mất đâu. Cứ theo lối mòn mà đi, vì đây là con đường được bộ đội biên phòng và cơ quan kiểm lâm làm dẫn thẳng ra vịnh nên tỷ lệ lạc đường gần như không thể nào xảy ra trừ khi bạn muốn tự mình khai phá ra con đường mới. Trekking nhẹ tầm 45 phút là ra tới đồn kiểm lâm thì các bạn cứ đi thẳng vào đó, nói là đi tham quan vịnh Đầm Tre thì người ta bán vé cho. Giá vé là 60.000VNĐ/vé với thời gian tham quan 12 tiếng. Nhưng mà đi loanh quanh tầm 30 phút là thấy xong rồi ^^. Sau đó thì với những bạn muốn cắm trại qua đêm tại vịnh thì ở lại đó luôn. Còn nếu muốn quay về lại thị trấn như tôi thì bắt buộc các bạn phải về trước 12h trưa. Vì 14h là mực nước dâng lên 2-2,5m và tới 15h thì mực nước dâng khoảng 3,5m thì lúc đó xe không thể chạy được nữa.
Điểm đến tiếp theo là Vịnh Đầm Tre. Do khu vực trực thuộc vườn quốc gia Côn Đảo nên phải để xe lại và trekking xuyên rừng khoảng 2km mới đến được vịnh.
Với địa hình hiểm trở, rừng thiêng nước độc. Kể cả trong thời chiến, vịnh Đầm Tre vẫn là nơi gần như bất khả phạm. Ngày nay muốn đi ra vịnh thì đã có con đường mòn làm bằng đá bởi các chiến sĩ bộ đội biên phòng. Hành trình bằng xuyên qua khu rừng với chiều dài gần 3km đủ để cho bất kỳ du khách nào đến đây phải có một cái nhìn khác về Côn Đảo. Nên những ai muốn 1 lần nhìn thấy một Côn Đảo rất khác, thì hãy đến với Vịnh Đầm Tre.
Xa xa mà thấy thấp thoáng mái nhà của trạm kiểm lâm thì là đến nơi rồi nhé.
Trạm kiểm lâm chỉ có 2 đồng chí trực. Thật ra có 4 người nhưng sẽ luân phiên nhau theo ca. Chứ mà ở đây suốt thì chắc ......
Du khách đến Côn Đảo thì nhiều vô kể nhưng chẳng mấy ai đến đây. Phần vì địa hình, phần vì đa số du khách đến đảo hơn 90% là theo dạng du lịch tâm linh, người già nhiều nên cũng ngại "hành xác" ra đây. Sự hoang sơ, tĩnh lặng đến đáng sợ, nhưng đồng thời lại mang trong mình một nét đẹp hoang dại. Một lần nữa tôi nhấn mạnh nếu có thể, các bạn hãy đến đây. Nếu có thể tóm gọn Côn Đảo thành 2 phần: tâm linh và thiên nhiên. Thì với tôi, vịnh Đầm Tre là đủ để nói lên 50% của Côn Đảo. Đây chính là điểm highlight lớn nhất trong hành trình đến Côn Đảo.
It's me..... chủ blog =)))
Vịnh Đầm Tre
Không ồn ào, đông đúc bởi các đoàn du lịch như ở hệ thống các nhà tù.
Không trang nghiêm, tĩnh lặng như nghĩa trang Hàng Dương.
Vịnh Đầm Tre tọa lạc ở nơi địa đầu của bắc đảo, là nơi có thể xem là giữ được nét hoang sơ nhất của Côn Đảo. Qua thời gian, Đầm Tre vẫn đứng đấy hiên ngang qua biết bao nhiêu thăng trầm, đổi thay của lịch sử.
______________________________________________
Buổi chiều ngày thứ 2 thì tôi đi nghĩa trang Hàng Dương và viếng mộ cô Sáu. Đa phần mọi người sẽ đi vào ban đêm và đặc biệt thời điểm đông nhất là đúng 12h giờ đêm. Vì vốn không thích chen chúc, đông người nên tôi quyết định đi vào ban ngày. Nghĩa trang Hàng Dương nói chung và mộ cô Sáu nói riêng là địa điểm hầu như ai đến Côn Đảo cũng phải đến, đối với một số người thì gần như họ chỉ đến Côn Đảo là để viếng mộ cô Sáu chứ không cần đi nơi khác. Cho nên dù là ban ngày nhưng vẫn đông như thường. Rất nhiều đoàn khách ra vào nườm nượp. Từ các đơn vị công ty, các trường học, hội cựu chiến binh cho đến các tour phổ thông. Nghĩa trang Hàng Dương không lúc nào vắng bóng người, và nhang khói thì lúc nào cũng nghi ngút, mới thấy được sự linh thiêng và lòng tôn kính mà người dân dành cho các chiến sĩ đã ngã xuống. Có một lưu ý cho những bạn tự đi là khi vào nghĩa trang Hàng Dương thì bên cạnh mộ cô Sáu chắc chắn là phải viếng, thì các bạn cũng cần phải đến thắp nhang ở đài tưởng niệm, đài tưởng niệm nằm ở phía tay phải của mộ cô Sáu. Và theo một người dân trên đảo thì theo đúng thứ tự là mình phải đến thắp nhang tại đài tưởng niệm trước, sau đó mới qua viếng mộ cô Sáu.
Do nơi tôn nghiêm nên mình chỉ đến viếng, thắp nhang cầu nguyện xong rồi đi về chứ không chụp bất kỳ hình ảnh nào tại nơi đây.
Một góc Côn Đảo - Cây Osaka vàng và phía tay trái là Di tích Sở Lò Vôi
Hoàng hôn trên vịnh Côn Sơn
(Còn tiếp)
0 nhận xét: